11/26/2012

Làm việc trong thời kỳ mang thai!


Hầu hết phụ nữ đều vẫn tiếp tục đi làm trong thời kỳ mang thai cho đến gần ngày sinh nở. Vì thế, điều này sẽ gây nhiều trở ngại đến công việc của họ cũng như sẽ có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Dưới đây là vài lời khuyên giúp bạn giảm bớt những khó chịu thường thấy trong thời kỳ mang thai để làm việc có hiệu quả hơn. Khắc phục cơn ốm nghén

Nghén là triệu chứng vẫn thường gặp ở thời kì đầu mang thai, và trong thời gian này bạn sẽ luôn cảm thấy đầy bụng, buồn nôn bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Dưới đây là một vài cách giúp biến mất cảm giác khó chịu đó:

Tránh sử dụng các loại thức ăn lạ: Người mang thai thường rất kén chọn trong ăn uống và đặc biệt dị ứng với các mùi chiên, xào của thức ăn. Vì vậy bạn cần tránh sử dụng các món chiên, xào và các loại thức ăn lạ có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.

Ăn đồ ăn nhẹ: Để đối phó với cơn ốm nghén bạn có thể ăn một ít bánh quy dòn, cứng, kẹo chanh, trà gừng… Vì vậy phải luôn để sẵn một vài loại bánh kẹo như vậy nơi bạn làm việc.

Uống nhiều nước: Nếu cơ thể các thai phụ thiếu nước thì càng dễ buồn nôn hơn. Bởi vậy nên để chai nước nơi làm việc và uống liên tục trong ngày.

Giảm bớt cường độ làm việc : Trong thời gian mang bầu thì cường độ làm việc của bạn nên chậm hơn so với trước đây. Bạn nên nói chuyện thẳng thắn với sếp cũng như đồng nghiệp để họ hiểu hoàn cảnh của bạn.

Ngủ đủ giấc: Với bất kỳ người bình thường nào thì việc thiếu ngủ cũng gây cho họ cảm giác mệt mỏi. Với thai phụ điều này có thể có tác hại gấp đôi vì thế thai phụ cần chú ý ngủ đủ và sâu để đảm bảo sức khỏe.

Giảm cảm giác mệt mỏi

Khi mang thai đã khiến cơ thể bạn yếu và có cảm giác mệt mỏi hơn mọi người vì thế để bạn vẫn có thể làm việc tốt mà vẫn cảm thấy khỏe khoắn hãy tuân thủ một số quy tắc sau:

Thường xuyên có giờ giải lao ngắn: Để có thêm sinh lực và hăng say hơn nữa trong công việc bạn hãy dành một vài phút đứng dậy và đi lại xung quanh hoặc bạn tắt đèn, nhắm mắt lại, và thư giãn cơ thể băng cách đặt chân lên cao.

Điều chỉnh kế hoạch làm việc: Khi thấy mệt quá bạn nên giải quyết những công việc quan trọng, cần thiết nhất. Còn việc nhỏ nhặt để sau .

Giảm bớt các hoạt động không cần thiết: Nghỉ ngơi là rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Vậy để dành được nhiều thời gian thư giãn trong ngày nghỉ thì bạn có thể mua sắm trực tuyến hoặc thuê người dọn dẹp nhà cửa… thay vì tự làm mọi việc.

Tập thể dục đều đặn: Sau một ngày làm việc bạn nên cố gắng duy trì tập các bài thể dục như là thường xuyên đi bộ hoặc là tham gia vào khóa học dành riêng cho các bà mẹ với sự tư vấn của bác sĩ. Đó là cách tốt nhất để các thai phụ có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thư thái.

Một số lời khuyên cho thai phụ khi làm việc

Trong suốt thời kì mang thai , phụ nữ thường thấy rằng ngồi xuống và đứng lên thật bất tiện. Để mang lại cảm giác thoải mái thì có một số cách sau:

Ngồi: Cần có cái ghế ngồi vững chắc, mà tay vịn điều chỉnh được, có nệm dựa phía sau thì sẽ mang lại cho bạn dễ chịu khi ngồi . Nếu không thì bạn có thể đặt cái gối êm nhỏ để tựa và tìm một vật gì đó để gác chân cho thoải mái.

Đứng: Đứng quá lâu gây ra tụ máu và các chất lỏng sẽ bị ứ lại ở chân dẫn đến phù chân hoặc làm giãn tĩnh mạch, dễ bị mỏi lưng. Khi đó bạn hãy ngồi xuống và đặt chân lên một hộp hay bàn để chân. Hoặc đi lại trong những giờ giải lao cùng với đôi giày vừa vặn.

Cúi xuống và nâng lên: Để không làm ảnh hưởng đến thai nhi thì khi bạn vận chuyển cần lựa chọn tư thế phù hợp, cụ thể như sau:

Dù nâng vật nhẹ thì trước tiên bạn ngồi xuống, nhấc vật lên, và giữ lưng thẳng. Tiếp đó bạn phải dồn trọng lượng vào chân, chùng đầu gối rồi nâng vật từ từ, và tránh xoay người khi nâng.

Giảm stress trong thời kì mang thai

Trong thai kỳ sự căng thẳng công việc gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là lời khuyên giúp các bà mẹ hạn chế tối thiểu thứ cảm xúc tiêu cực này:

Kiểm soát công việc: Lên danh sách công việc và ưu tiên những nhiêm vụ cần làm hoặc bạn có thể giao phó cho người khác.

Tĩnh tâm: Khi bị stress tốt nhất bạn nên quay sang trò chuyện hài hước cùng mọi người xung quanh. Nếu không thì bạn cố phớt lờ nó.

“Chia sẻ” sự căng thẳng: Nhận được sự đồng cảm của các đồng nghiệp, hoặc chồng, bạn sẽ thấy trong lòng thật nhẹ nhõm, thoải mái

Thư giãn: Thở từ từ và tưởng tượng bạn đang ở một nơi tĩnh lặng là biện pháp tốt nhằm giảm stress. Hoặc bạn thử tham gia một khóa học yoga dành riêng cho các bà bầu.
Sức khỏe & Đời sống
Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?

Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường.

Kiêng kị những thức kích thích

Khi mang thai, phụ nữ cần ăn uống các chất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, các thức giàu protein và trái cây, các thức ăn uống phải sạch. Cần kiêng ăn uống các thức có tính chất kích thích, kiêng thuốc lá, rượu, kiêng ăn uống thiên lệch. Bởi vì, sau khi thụ thai, sự sinh trưởng phát triển của thai nhi phải nhờ vào tinh huyết từ tạng phủ của người mẹ để nuôi dưỡng, cho nên công năng khí huyết của tạng phủ người mẹ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, phát triển của thai nhi.

Khi công năng tạng phủ của người mẹ bình thường, khí huyết thịnh vượng, thai nhi sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh khỏe. Vì vậy, người mẹ mang thai cần ăn uống các thức giàu thành phần dinh dưỡng như: thịt nạc, trứng, cá, rau, hoa quả, thịt gia cầm, như vậy sẽ có lợi cho thai nhi phát triển bình thường.

Nếu sau khi mang thai, người mẹ ăn uống thiên lệch thường xuyên, sẽ có thể làm giảm dinh dưỡng ở người mẹ, bất lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của thai nhi. Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ dẫn đến thấp nhiệt trong người mạnh lên, cũng như bất lợi cho sự sinh trưởng của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra dấu hiệu sinh non.

Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi, sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại. Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến quái thai hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu.

Kiêng ăn quá mặn

Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai.

Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu.

Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi.

Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là "Tử khí" (khí của con) "Tử thũng" (phù do con).

Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối.

Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén.

Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.
Theo Sức khoẻ và đời sống



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét