Mang thai rồi sinh con không chỉ có niềm vui mà còn có cả nỗi thấp thỏm lo âu. Để tăng cường sức khỏe trong giai đoạn mang thai và nuôi con các chuyên gia mới đây giới thiệu 10 loại thực phẩm được xem là tốt ưu cho nhóm người này.
1. Cá hồi
Phải nói ngay rằng không có thứ thực phẩm nào hoàn hảo cả nhưng cá hồi đã được khoa học xếp đầu bảng về dưỡng chất cho những người mang thai lần đầu, nhất là giai đoạn cho con bú.
Lý do, cá hồi có chứa loại mỡ tốt DHA, có tác dụng giúp trẻ phát triển trí tuệ, thần kinh và sữa mẹ ở những người ăn uống cân bằng, khoa học sẽ có hàm lượng mỡ DHA cao.
Ngoài ra, chính mỡ DHA còn giúp cho bản thân người mẹ cải thiện tâm tính, ngăn ngừa bệnh trầm cảm sau sinh.
Tuy nhiên, theo Cơ quan quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo chỉ nên ăn điều độ, nhất là cá có hàm lượng thủy ngân thấp hoặc các loại cá khác như cá kiếm, cá mackerel, cá ngói v.v...
2. Các loại sản phẩm bơ sữa có hàm lượng mỡ thấp
Các loại sản phẩm bơ có hàm lượng mỡ thấp được xem là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin B và vitamin D rất tốt cho phụ nữ khi mang thai và nuôi con.
Nó không chỉ tăng cường sức khỏe cho người mẹ mà còn tốt cho cả đứa trẻ tương lai. Mỗi ngày nên dùng 3 suất (mỗi suất tương đương một cốc nhỏ)
3. Thịt bò nghèo
Thịt bò nghèo (lean beef) là nhóm thực phẩm có tác dụng tăng cường sinh lực, năng lượng bởi nó có hàm lượng sắt cao, ít mỡ.
Sở dĩ những người phụ nữ mang thai sinh con thiếu sữa là do cơ thể sử dụng triệt để nguồn khoáng chất này cho việc phát triển của trẻ.
Ngoài sắt, sau khi sinh phụ nữ còn cần nhiều tới vitamin B12 và thịt bò nghèo đích thực là thực phẩm đảm nhận tốt phần thiếu hụt nói trên.
4. Đậu đỗ các loại
Đậu đỗ các loại, nhất là các loại thực phẩm thẫm màu được xem là nguồn thực phẩm tốt nhất cho phụ nữ giai đoạn cho con bú, đặc biệt là nhóm người ăn chay, vì nó giàu sắt và nguồn protein phi động vật tốt nhất cho cơ thể con người.
5. Gạo nâu
Gạo nâu (Brown Rice) hay còn gọi là gạo lức có tác dụng tốt trong việc giảm cân cho cả sản phụ lẫn trẻ sơ sinh mà không gây mệt mỏi vì đây là loại thực phẩm carbohydrate nguyên chất rất tốt, giúp cơ thể sản phụ sản xuất ra loại sữa có chất lượng cao, cả về calo lẫn vitamin, khoáng chất.
6. Quả việt quất
Quả việt quất (Blueberries) là loại thực phẩm rất hữu ích, nên uống 2 suất nước ép của loại quả này mỗi ngày vì nó có chứa hàm lượng chất chống ôxi hóa, các loại vitamin, khoáng chất giúp cơ thể hoạt động dẻo dai và không bị mệt mỏi.
7. Cam
Theo nghiên cứu thì cơ thể những người vừa sinh có thể rất cần vitamin C. Theo đó cam chanh các loại, các loại quả chua là nguồn thực phẩm giàu chất bổ này.
Ngoài ra có thể các loại nước ép hoa quả khác, nước đóng chai tăng cường canxi sẽ có lợi cho cơ thể.
8. Trứng
Lòng đỏ trứng là thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D giúp cho xương cốt của người mẹ lẫn đứa trẻ cứng cáp.
Trứng là thực phẩm thỏa mãn nhu cầu protein hàng ngày, nên ăn 2 quả vào bữa sáng nhưng nhớ phải chế biến kỹ, không nên ăn sống.
Bên cạnh ăn trứng trực tiếp có thể dùng các chế phẩm trứng được tăng cường DHA để tăng nguồn axit béo trong nguồn sữa mẹ.
9.Bánh mỳ nguyên chất
Sử dụng bánh mỳ nguyên chất khi mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu sẽ có tác dụng tốt cho quá trình phát triển của trẻ. Đây là nhóm thực phẩm giàu các loại đạm hữu ích, chất xơ và sắt.
10. Rau xanh dạng lá
Rau dạng lá không chỉ tốt cho phụ nữ giai đoạn mang thai mà còn tốt cho tất cả mọi người, Bao gồm súp lơ, bắp cải, rau bina, cải xoăn v.v...
Đây là nguồn cung cấp vitamin A cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ, nhất là nguồn vitamin C, sắt cũng như các chất chống ôxi hóa.
Chưa hết, nhóm thực phẩm này còn có hàm lượng calo thấp, ngon miệng, dễ ăn và giúp cải thiện tâm tính.
11. Các loại ngũ cốc nguyên chất
Lợi thế của nhóm thực phẩm này là nguồn cung cấp năng lượng giúp cơ thể ăn ngủ tốt.
Nên ăn vào bữa sáng, dưới dạng nguyên chất hoặc tăng cường vitamin, dưỡng chất để thỏa mãn nhu cầu tiêu hao năng lượng mỗi ngày.
12. Nước
Khát nước là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nan y giai đoạn thai kỳ lẫn giai đoạn nuôi con vì vậy cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ làm giảm được rủi ro mắc bệnh.
Nó có tác dụng giúp cơ thể sản xuất sữa, vì vậy mỗi ngày nên uống ít nhất 8 cốc, kể cả nước lọc, nước hoa quả, sữa, nước rau luộc, thịt hầm vv...nhưng nên tránh các loại nước có chứa caffein, chè, rượu, bia vì đây là đồ uống có thể làm cho cơ thể khát thêm hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của cơ thể.
Điều hoà nước khi mang thai
Để duy trì sức khỏe tốt, dung dịch chất lỏng đưa vào và thải ra khỏi cơ thể cần phải được cân bằng. Mỗi ngày cơ thể cần sử dụng khoảng 2,5 lít chất lỏng trong các loại nước uống và trong thực phẩm, nhất là rau, trái cây…
Đồng thời có chừng 1,5 lít nước mất đi qua nước tiểu, mồ hôi, hơi thở .. nên số lượng này cần được cung cấp bù vào.
Điều hòa nước
Nước cần được liên tục ra vào cơ thể dưới một số cơ chế điều hòa:
a) Khát nước là dấu hiệu báo động sự thiếu và cần nước của cơ thể. Trung tâm điều hòa cảm giác khát nằm ở bộ phận hypothalamus trong não bộ và giữ vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong cơ thể. Bình thường, ta uống nước khi cảm thấy khát. Lý do là khi nước xuống thấp, khối lượng máu giảm theo, nồng độ natri hơi tăng cao, trung tâm được kích thích khiến ta thấy khát và tìm nước hoặc chất lỏng khác để uống.
b) Nước bọt không tiết ra khiến miệng khô cũng là một kích thích để uống nước.
c) Khi nước giảm, hormon chống tiểu tiện (antidiuretic hormone – ADH) được tuyến yên tiết ra nhiều hơn, thận sẽ tái hấp thụ nước trở lại máu. Ngược lại, khi có nhiều nước thì hormon ADH giảm đi, thận tăng tốc độ bài tiết nước dư.
d) Một số bệnh về thận hoặc bệnh nội tiết cũng ảnh hưởng tới sự thăng bằng nước.
Các cơ chế điều hòa này đôi khi cũng gặp trục trặc nên dẫn đến tình trạng khô nước (dehydration) với hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra, nhất là trẻ em, người cao tuổi và các vận động viên thể thao.
Ngoài ra, khi natri thải ra nhiều sẽ kéo theo nước và đưa tới khô nước. Ngược lại, hàm lượng cao của natri trong cơ thể sẽ giữ nước lại, làm cơ thể sưng phù hoặc tăng huyết áp.
Uống nước qua nhu cầu cũng đưa tới tình trạng ngộ độc nước (water intoxication). Chẳng hạn khi giảm béo phì theo chế độ ăn và tăng uống nước, thận không kịp bài tiết nước, nước xâm nhập tế bào, làm mất thăng bằng muối khoáng. Các chức năng tế bào đình trệ, đưa tới kinh phong, hôn mê và có thể chết người.
Đồng thời có chừng 1,5 lít nước mất đi qua nước tiểu, mồ hôi, hơi thở .. nên số lượng này cần được cung cấp bù vào.
Điều hòa nước
Nước cần được liên tục ra vào cơ thể dưới một số cơ chế điều hòa:
a) Khát nước là dấu hiệu báo động sự thiếu và cần nước của cơ thể. Trung tâm điều hòa cảm giác khát nằm ở bộ phận hypothalamus trong não bộ và giữ vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong cơ thể. Bình thường, ta uống nước khi cảm thấy khát. Lý do là khi nước xuống thấp, khối lượng máu giảm theo, nồng độ natri hơi tăng cao, trung tâm được kích thích khiến ta thấy khát và tìm nước hoặc chất lỏng khác để uống.
b) Nước bọt không tiết ra khiến miệng khô cũng là một kích thích để uống nước.
c) Khi nước giảm, hormon chống tiểu tiện (antidiuretic hormone – ADH) được tuyến yên tiết ra nhiều hơn, thận sẽ tái hấp thụ nước trở lại máu. Ngược lại, khi có nhiều nước thì hormon ADH giảm đi, thận tăng tốc độ bài tiết nước dư.
d) Một số bệnh về thận hoặc bệnh nội tiết cũng ảnh hưởng tới sự thăng bằng nước.
Các cơ chế điều hòa này đôi khi cũng gặp trục trặc nên dẫn đến tình trạng khô nước (dehydration) với hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra, nhất là trẻ em, người cao tuổi và các vận động viên thể thao.
Ngoài ra, khi natri thải ra nhiều sẽ kéo theo nước và đưa tới khô nước. Ngược lại, hàm lượng cao của natri trong cơ thể sẽ giữ nước lại, làm cơ thể sưng phù hoặc tăng huyết áp.
Uống nước qua nhu cầu cũng đưa tới tình trạng ngộ độc nước (water intoxication). Chẳng hạn khi giảm béo phì theo chế độ ăn và tăng uống nước, thận không kịp bài tiết nước, nước xâm nhập tế bào, làm mất thăng bằng muối khoáng. Các chức năng tế bào đình trệ, đưa tới kinh phong, hôn mê và có thể chết người.
Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét