8/22/2012

Bài thuốc chữa đái dầm ở người lớn và trẻ nhỏ

 - Đái dầm là chuyện mà đa số các bậc cha mẹ và trẻ em ngại nhắc tới. Rất nhiều người không nhận ra rằng, hiện đã có những phương pháp điều trị hiệu quả và chứng bệnh này có thể được chữa khỏi trong một thời gian không lâu.

Nhiều bà mẹ đã lên diễn đàn chăm sóc trẻ nhỏ than thở về việc con mình đã lớn mà vẫn hay đái dầm. Chị Thu Hương (Trương Định, Hà Nội) tâm sự: “Năm nay cu Tít nhà mình lên lớp 6, nhưng thỉnh thoảng đêm ngủ vẫn tè dầm ra quần. Hai vợ chồng mình phải để chuông, đánh thức con dậy cho đi tè, nếu ngủ quên là y như rằng cu cậu dỉn ra ướt hết. Mình đã cho con đi khám, uống thuốc và làm đủ cách mà vẫn không cải thiện được tình hình. Hai vợ chồng lúc nào cũng thiếu ngủ, người cứ vật vờ, không làm ăn được gì cả. Nhiều lúc còn bực mình chuyện nhà cửa, nhất là phòng ngủ lúc nào cũng hôi hám không chịu nổi”. Nguyên nhân gây đái dầm
Đái dầm là bệnh gây phiền toái cho người bệnh và người thân. Trẻ em từ 6-7 tuổi trở lên mắc bệnh này bị ảnh hưởng rất nhiều về tâm sinh lý. Các em thường tỏ ra nhút nhát, sợ sệt, không tự tin, cảm thấy mình kém cỏi so với chúng bạn. Người lớn cũng có thể mắc bệnh, tuy ít hơn nhưng đa phần là tiểu tiện không tự chủ, tiểu nhiều lần vào ban ngày hoặc ban đêm, gây khó khăn trong sinh hoạt. Nhiều người còn thấy hổ thẹn, khổ tâm.
Theo lý luận của y học phương Đông, phổi là một tạng chủ về khí có quan hệ chặt chẽ (biểu lý) với bàng quang. Phổi ảnh hưởng trực tiếp đến sự chế ước, điều tiết nước của bàng quang thông qua sự hoạt động phức tạp của hệ thần kinh thực vật. Do vậy, nếu chức năng của phổi yếu cộng với hệ thần kinh thực vật bị rối loạn (chủ yếu do sử dụng thuốc kháng sinh nhiều hoặc liều cao) thì hoạt động của bàng quang sẽ không bình thường, gây ra bệnh đái dầm. Hiểu được tác nhân chính gây nên bệnh đái dầm sẽ giúp tìm ra được phương thức điều trị thực sự hiệu quả và an toàn.
Dựa trên nguyên lý “chữa bệnh chữa tận gốc” của y học phương Đông, các bài thuốc y học cổ truyền sử dụng các thảo dược có tác dụng bổ khí như đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, các thảo dược có tác dụng tăng cường khả năng chế ước của bàng quang và thận như tang phiêu tiêu, ích tri nhân và các thảo dược có tác dụng định tâm, an thần, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật như viễn trí, phúc thần để điều trị bệnh đái dầm.
Thực tế cho thấy, các bài thuốc y học cổ truyền sử dụng các thảo dược nói trên trong thời gian qua đã chữa trị rất hiệu quả bệnh đái dầm cho người lớn và trẻ em, Tuy nhiên, cần lưu ý bệnh đái dầm là bệnh mãn tính nên việc điều trị cần có thời gian. Để điều trị hiệu quả cần sử dụng liên tục các bài thuốc y học cổ truyền hoặc các sản phẩm Đông Nam dược có các vị thuốc nói trên trong khoảng thời gian 15-40 ngày đối với trẻ em và 30-60 ngày đối với người lớn.
Nhiều người đã chữa khỏi bệnh đái dầm nhờ sản phẩm thuốc trị Đái Dầm của Đức Thịnh Đường.
Loại thuốc thích hợp:
Hiện nay, trên thị trường đã có thuốc trị đái dầm Đức Thịnh. Đây là sản phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc. Thuốc có xuất xứ từ bài thuốc y học cổ truyền gồm các vị thuốc thảo dược như Đảng sâm, Đương quy, Tang phiêu tiêu, Viễn chí, Phục Linh, Cam thảo, Quy bản có tác dụng bổ khí, điều khí, tăng cường khả năng chế ước của bàng quan và giúp định tâm, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh được điều chế dưới dạng thuốc nước thảo dược, rất dễ uống do có độ ngọt thấp hơn nhiều so với các loại thuốc si-rô trên thị trường. Thuốc phù hợp cho mọi lứa tuổi, chữa trị rất hiệu quả các bệnh đái dầm, đái không tự chủ, đái tháo nhạt. Thuốc đã có bán tại các hiệu thuốc. Chi tiết xin liên hệ: Cơ sở kinh doanh thuốc YHCT Đức Thịnh Đường, số 23/47 Lê Lai, Hải Phòng. Điện thoại: 0313 826056 hoặc 0989 602169.
Minh Hương



Bài thuốc trị chứng đái dầm
T
Đái dầm là bệnh gặp ở trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên, biểu hiện khi ngủ tự đái, nhẹ thì vài ngày một lần, nặng đêm nào cũng đái dầm hoặc một đêm đái vài lần khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng đến tâm lý; bệnh cũng có khi gặp ở người lớn.
Theo Đông y, đái dầm thuộc phạm vi chứng di niệu... Nguyên nhân là do khí hóa của thận và tam tiêu suy yế́u, hạ nguyên không vững chắc, co bóp của bàng quang rối loạn; do phế, tỳ bị hư nhược hoặc do thói quen xấu của trẻ. Phép chữa thường là điều bổ chức năng của tạng thận, làm vững chắc khí lực vùng hạ tiêu, điều hòa sự co bóp của bàng quang. Xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh.

 Tổ bọ ngựa là vị thuốc trị chứng đái dầm do thận khí hư hàn.
Thể thận khí hư hàn (hạ nguyên hư hàn):
biểu hiện đái dầm khi ngủ, có khi đái 2 - 3 lần một đêm; sắc mặt trắng, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi yếu, nước tiểu trong dài, đái nhiều lần, chất lưỡi nhạt, mạch tế vô sác. Phép chữa là ôn thận cố sáp. Dùng một trong các bài:
Bài 1: tổ con bọ ngựa 40g, ích trí nhân 40g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 2: tổ con bọ ngựa 12g, thỏ ty tử 8g, ích trí nhân 8g, phá cố chỉ 12g, đẳng sâm 12g, ba kích 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 3: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, đan bì 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g, ô dược 12g, ngưu tất 12g, phá cố chỉ 8g, ích trí nhân 8g, tổ bọ ngựa 8g, xương bồ 5g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 4: tổ bọ ngựa 12g, viễn chí 8g, xương bồ 6g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, đẳng sâm 16g, phục thần 12g, đương quy 8g, quy bản 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 5: thỏ ty tử 8g, sơn thù du 6g, ích trí nhân 8g, phá cố chỉ 8g, phụ tử chế 8g, phục thần 8g, phi tử 4g, ngũ vị tử 4g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Có thể phối hợp hai bài 4 và 5 tác dụng càng tốt.
Thể phế khí, tỳ khí hư (khí hư): biểu hiện đái dầm, đái nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, sắc mặt trắng, người gầy, mệt mỏi, ăn kém, phân nát, tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, lưỡi đạm, mạch nhu hoãn. Phép chữa là bố khí cố sáp. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hoài sơn 12g, mạch môn 8g, sa sâm 8g, kỷ tử 8g, đẳng sâm 12g, khiếm thực 12g, thỏ ty tử 8g, tang phiêu tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 2: đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, trần bì 6g, cam thảo 6g, sài hồ 12g, thăng ma 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia2 lần.
Bài 3: hoàng kỳ 12g, tật lê 8g, đương quy 8g, bạch thược 8g, sơn thù 8g, thăng ma 8g, ích mẫu 8g, phục thần 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Thể can kinh uất nhiệt: Biểu hiện đái dầm, nước tiểu vàng, lòng bàn tay bàn chân nóng, đêm hay nghiến răng, môi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Phép chữa là sơ can thanh nhiệt (nêu can kinh có nhiệt), tư âm thanh nhiệt (nếu âm hư). Dùng một trong các bài:
Bài 1: long đởm thảo 6g, sài hồ 8g, chi tử 8g, hoàng bá 6g, tri mẫu 8g, mộc thông 8g, sinh địa 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 2: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, tri mẫu 8g, hoàng bá 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý:  Trẻ bị đái dầm thường tự ti xấu hổ nên cha mẹ cần động viên, tránh mắng mỏ trẻ, nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào một giờ nhất định, tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ. Không nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, sữa, nước quả trước khi đi ngủ ít nhất 3 giờ. Nếu trẻ kêu đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đòi uống nước nhiều, thèm ăn hoặc sưng mắt cá chân... cần cho trẻ đi bệnh viện khám và điều trị.  
  Lương yThái Hòe

khanh ly:
Con trai lớn của tôi năm nay đã 5 tuổi, sang năm là đi học lớp 1 rồi mà đi ngủ vẫn thường hay tè dầm?tôi có hỏi bạn bè tôi thì mỗi người trả lời 1 kiểu. Người thì bảo nên đưa cháu đi khám bác sĩ, nhưng đa số lại nói là: chuyện đấy rất bình thường, lớn lên sẽ hết, có cháu tận lớp 3 vẫn còn tè dầm cơ. Tôi cũng rất băn khoăn không biết nên theo ý kiến nào?các bà mẹ có kinh nghiệm gì mách giùm tôi với!
chienbinh:
Mình có đọc được bài báo này, bạn xem áp dụng được gì ko nhé

Nguyên nhân tè dầm

Chưa biết được rõ ràng. Tuy nhiên, kiểm soát tiểu tiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như: Khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang quá nhỏ, không kiểm soát được hoạt động của ống dẫn tiểu, không kiểm soát được hoạt động của bàng quang, chậm phát triển hệ thống thần kinh cũng có thể sinh ra đái dầm.

Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà bệnh nhân vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ đái dầm. Phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên tè dầm, nhưng thật ra tè dầm không liên quan tới giấc ngủ, mặc dầu trẻ lớn thường thức giấc kịp thời để đi tiểu nên ít bị tè dầm hơn.

Trẻ em bị những chứng bệnh sau đây có thể hay tè dầm:

- Tâm lý căng thẳng.

- Ngủ ngáy lớn vì bị adenoids hay có cục thịt dư lớn trong họng.

- Đi tiểu thường xuyên vì nhiễm trùng đường tiểu.

- Đi tiểu nhiều, giảm trọng lượng (bị bệnh đái tháo đường, bệnh thận).

- Đường tiểu yếu, đêm ngày đều tiểu són (bị nghẹt đường tiểu), v...v... 
Những thuốc chữa đái dầm gồm có:

- Oxybutynin chloride (Di-tropan).

- Imipramine HCL (Tofranil).

- Desmopressin acetate (DDAVP).

Thuốc chữa tè dầm phức tạp, tùy theo những trường hợp khác nhau mà cần có toa, cần có bác sĩ theo dõi.

Những phương pháp chữa tè dầm khác:

Tùy theo môi trường xung quanh mà trước khi trẻ được đưa đi bác sĩ khám bệnh tè dầm, bố mẹ thường tìm cách tự giảm bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau như: hạn chế không cho con uống nhiều nước trước khi đi ngủ, đánh thức con dậy đi tiểu… Đôi khi bố mẹ còn hạn chế không cho con ăn chocolate, uống sữa, nước cam, hay những loại dễ làm đi tiểu như nước trà, coca cola ( G. Lackgren et al. Acta Paediatr. 88: 679, 1999).

Khi trẻ đã đến tuổi đi học thì nên trải miếng nhựa trên giường, tốt hơn là bắt trẻ mặc tã. Nên để đèn đêm gần chỗ tiểu, để trẻ không ngại trở dậy đi tiểu.

Nên khuyến khích trẻ

Nên giúp đỡ trẻ vượt qua những lúc khó khăn, đừng trừng phạt trẻ. Không nên đổ lỗi cho trẻ, mà ngược lại nên giúp trẻ hiểu biết, có trách nhiệm, để trẻ có thể làm được những gì cần phải tự làm. (Trẻ có thể giúp bố mẹ lau rửa giường nệm hay tự tắm rửa). Nếu trẻ thức giấc, khuyên trẻ cố gắng tự đi tiểu hay đêm nào trẻ không bị đái dầm, nên khuyến khích, khen ngợi trẻ. Phương pháp này sẽ giúp trẻ tự tin lên và khỏi hẳn đái dầm (lên tới 25%) giúp trẻ thêm tiến bộ trong việc tự kiểm soát được đái dầm (khoảng 75%) (HG Ruston, J. Pediatr. 114: 691, 1989).

Tập luyện bàng quang:

Nhất là trong trường hợp bọng đái quá nhỏ. Tập luyện bằng cách lúc đang đi tiểu, tự ngưng lại, kéo dài đường tiểu. Cũng có thể uống nhiều nước vào ban ngày.

Dụng cụ báo động lúc tè dầm:

Có lẽ đây là phương pháp hiệu quả nhất để chữa bệnh đái dầm. Dụng cụ nối với đồng hồ báo thức được gài vào trong quần của trẻ. Khi đái dầm, nước tiểu trong quần có độ ẩm báo hiệu, đồng hồ reo vang, đánh thức trẻ dậy đi tiểu. Thường thì phải cần tới 3 tuần lễ mới có kết quả tốt.

Đôi khi, có thể kết hợp như: vừa dùng thuốc, vừa dùng đồng hồ báo thức, cũng có kết quả tốt.

Sau hết, trong trường hợp trẻ đi cắm trại, hay ngủ lại nhà bạn, nên mang theo tã (cho dù không thường dùng tã ở nhà), hoặc dùng thuốc Desmopressin acetate, nhưng phải được bác sĩ chỉ dẫn.
mẹ bim bim:
Bé đái són là một hiện tượng rất thường gặp. Thông thường sau 4 tuổi bé thường đái dầm một cách vô thức trong lúc ngủ, mỗi tuần trên hai lần và kéo dài hơn 6 tháng. Lúc bé tỉnh táo thì không hề xảy ra tình trạng đó, điều đó có thể chuẩn đoán là bé bị đái són.
  Nhiều năm nay, rất nhiều bậc cha mẹ thậm chí là một số nhân viên trong lĩnh vực y khoa cũng có một nhận định sai lầm, họ đều cho rằng bé đái dầm không phải là một chứng bệnh và tin rằng sau khi trưởng thành sẽ không còn hiện tượng đó nữa. Nhưng nghiên cứu cho thấy những bé đái són luôn thiếu tự tin, năng lực xử lý tình huống và khả năng giao tiếp với người khác kém, đối với những hoạt động tập thể của nhà trường, đặc biệt là những buổi dã ngoại bé luôn cảm thấy lo lắng, sợ sệt, cuối cùng là ảnh hưởng đến việc phát huy khẩ năng thông thường và tiềm năng của bé. Các bậc cha mẹ cũng mệt mỏi bởi tình trạng đái dầm của bé, nên thường hay trách mắng và la rấy bé, càng làm tăng thêm gánh nặng về mặt tâm lý của bé.
   Vậy thì làm cách nào để chữa trị chứng đái són của bé?Hiện nay các nước phát triển trên thế giới thường sử dụng hai cách, và tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 70%- 78%. Cách thứ nhất là thông qua đồng hồ báo thức để tạo ra phản xạ có điều kiện, huấn luyện khả năng phản ứng của bé đối với bàng quang đầy đủ. Cách này lại là cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ,thông qua sự cô lại và giảm lượng nước tiểu, cũng đã tạo được hiệu quả trong điều trị. Cách uống thuốc được các bậc cha mẹ và các bé đồng tình nhiều hơn. Hiện nay các nước khác áp dụng rất phổ biến cách này, và cũng đạt được kết quả khả quan.
                                                             Theo:  Giadinh.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét