Mí bạn ơi, giúp ll
với,... khi bà mẹ mang thai thì thường kiêng cữ những gì???
- ăn uống.
- Đi lại.
- Sinh hoạt...vv...vv...
- ăn uống.
- Đi lại.
- Sinh hoạt...vv...vv...
Từ thuở xa xưa, người
ta nghĩ ra đủ mọi điều kiêng kỵ cho phụ nữ có thai. Cho đến tận bây giờ, vẫn
còn rất nhiều phụ nữ phân vân trước những lời răn dạy của bà, của mẹ. Có thể
thấy một điều rằng khá nhiều lời khuyên được đúc kết từ kinh nghiệm ấy rất có
ích cho sức khỏe. Nhưng không phải tất cả mọi lời khuyên đều có nghĩa như thế.
Thí dụ:
Có một điều kiêng kỵ Không nên cắt tóc trong thời gian mang thai. Các bà các mẹ nói rằng nếu bạn cắt tóc, bạn sẽ rút ngắn cuộc đời của đứa trẻ. Thực ra điều kiêng kỵ này có lẽ đã phát xuất từ một quan niệm xưa cổ: mái tóc dài thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Người ta cũng coi mái tóc là biểu hiện của sức khỏe.
Thực tế thì người phụ nữ có thai cần phải thật đẹp và có vẻ ngoài được chăm sóc kỹ lưỡng. Như thế thì việc ghé tiệm làm đầu chẳng hề có hại gì cả với họ. Chỉ có một điều duy nhất không thuận tiện là mùi thuốc nhuộm tóc, duỗi, hấp… có thể làm bạn khó chịu. Nếu thế, bạn cũng có thể gọi thợ đến nhà làm cho bạn một kiểu đầu xinh đẹp.
Nhưng còn vấn đề nhuộm tóc thì có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ và cân nhắc hơn. Mặc dù người ta vẫn thường khẳng định rằng thuốc nhuộm tóc tốt sẽ không gây hại gì, thế nhưng do sự thay đổi hoocmon trong cơ thể mà màu tóc có thể sẽ khác với mong muốn của bạn đó.
Một nỗi lo lắng khác: Đừng thông báo cho ai biết tin vui của bạn càng lâu càng tốt. Điều này có thể xuất phát từ việc ngày xưa trẻ sơ sinh và thai nhi tử vong khá nhiều.
Việc thông báo sớm hay trễ tùy vào quyết định của chính người mẹ. Nhưng không có lý do gì để bạn phải lo lắng như thế. Tất nhiên, dù sao bạn cũng chẳng nên loan báo ầm ỹ ngay ngày đầu có thai, mà cũng chẳng nên âm thầm giấu diềm cho đến tận khi sinh nở. .
Không được đan len, sợi hay bất cứ cái gì, nếu không trẻ sẽ bị dây rốn quấn cổ. Có lẽ điều kiêng kỵ này bắt nguồn từ nỗi lo khi người phụ nữ đan, họ thường rất chăm chú tập trung, họ quên hết mọi chuyện quan trọng khác.
Thực ra đó là một công việc hoàn toàn bình thường trong thời gian mang thai. Thậm chí nó còn có ích là giúp cho người ta thanh thản và nhẹ nhõm. Chỉ có điều khi đan lát, bạn đừng nên ngồi chết cứng trong một tư thế. Nó có thể gây hại cho em bé!
Rất nhiều bà mẹ còn tin vào “truyền thuyết” không được mua sắm gì trước cho em bé. Thực ra đây là một điềm báo từ xa xưa. Các cô gái ngày nay đã không còn tin nhiều lắm vào điều này. Có một số phụ nữ vì lo lắng nên đã giao hết việc này cho chồng, và anh ta chỉ bắt đầu mua sắm khi vợ đã vào bệnh viện. Thế nhưng đàn ông vốn không được sinh ra để cảm nhận xem cái gì nên mua và cái gì không nên. Thêm vào đó, việc mua sắm cho em bé chắc chắn sẽ làm người mẹ tương lai cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng sớm hơn.
Thậm chí tôi còn nghe các bà già xưa xưa khuyên cả về màu sắc đồ vật mua cho trẻ trước khi sinh. Thí dụ có một lần tôi nghe một bà cụ nói không nên mua đồ màu vàng cho trẻ. Vì màu vàng gắn liền với quỷ dữ. Thế nhưng chuyện này càng không có căn cứ gì. .
Người ta còn cấm cả chuyện… chụp hình: Theo tôi, người phụ nữ khi mang thai thật tuyệt vời. Và đáng tiếc chừng nào khi người ta không giữ lại hình ảnh kỷ niệm cho quãng thời gian ấy. Hãy thử nhìn những tấm hình bầu xinh đẹp của ngôi sao màn bạc Demi Moore trên những bìa báo mà xem. Sau khi cô cho công bố những tấm hình ấy lên báo chì, rất nhiều ngôi sao đã bắt chước cô một cách nhiệt tình.
Ngoài ra còn có những kiêng cữ khác như không được giơ tay cao. Điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học. Động tác giơ tay cao có thể làm tăng trương lực lên tử cung và làm rối dây rốn của bào thai. Hay kiêng cữ đi giày cao, bởi một đôi giày cao có thể làm bạn vướng và té ngã bất kỳ lúc nào. Thêm vào đó nó có thề làm bạn rất đau chân .
Vậy thì hãy chọn lựa trong những điều kiêng cữ những lời khuyên đúng để làm theo
---------------------
Ngoài ra bạn tham khảo thêm thông tin
Những phụ nữ lần đầu mang thai thường rất lúng túng do thiếu kinh nghiệm. Những câu hỏi hay được đặt ra là làm sao để biết chắc mình có thai không, khi sắp có em bé thì cần ăn uống và kiêng khem gì, có phải kiêng giao hợp không?.
Dựa vào dấu hiệu gì để tự biết là mình có thai?
Với phụ nữ có kinh đều hằng tháng (28-30 ngày), đó là dấu hiệu chậm kinh, kèm theo những cảm giác bất thường như thèm ăn của chua hoặc thích ăn những thứ mà từ trước tới giờ không thích, cương tức ở 2 vú, quầng vú thâm, nổi hạt... Khi có các triệu chứng trên, nên xem lại thời gian giao hợp xem có trùng với ngày có trứng rụng không, nếu trùng thì trước hết phải nghĩ đến có thai.
Tuy nhiên, muốn biết chắc chắn thì bạn phải đi khám, xét nghiệm nước tiểu, làm siêu âm. Cũng có trường hợp chậm kinh mà không có thai, vì kinh nguyệt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thời tiết, tâm trạng...
Khi có thai ăn uống như thế nào? Phải kiêng thứ gì?
Nói chung khi có thai phải ăn nhiều chất hơn lúc chưa có thai. Ăn cân đối các nhóm bột đường, đạm, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất. Đừng ăn các thực phẩm không tươi, kiêng bia rượu. Các nghiên cứu đã khẳng định rằng trong lúc có thai, nhất là trong những tháng đầu, việc uống rượu rất có hại cho thai. Ngoài ra, cần hạn chế các chất gia vị như ớt, hạt tiêu...
Khi mang thai có được giao hợp không?
Vẫn có thể sinh hoạt vợ chồng nhưng không nên thường xuyên như trước. Nghiên cứu cho thấy khi khoái cảm, người vợ sẽ tiết ra chất oxytoxin. Trong tinh dịch của người chồng có chất prostaglandin. Hai chất này đều làm co bóp dạ con, do đó dễ gây sảy thai và đẻ non. Vì thế, những người có tiền sử sảy thai hoặc đẻ non nên tránh giao hợp ít nhất 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Tại sao người có thai hay bị táo bón? Có nên dùng thuốc chữa táo bón không?
Khi có thai, chất nội tiết ở buồng trứng và ở rau thai (progesteron) tăng lên làm giãn cơ, giảm sự co bóp của các cơ ở ruột. Phân nằm ở ruột không được đẩy ra ngoài nên xảy ra táo bón. Khi bị táo bón, thai phụ không nên dùng thuốc mà chỉ cần uống thêm nhiều nước, ăn thêm hoa quả tươi và ăn cơm có nhiều rau. Buổi sáng nên uống một cốc nước ấm để làm cho ruột hoạt động, tăng sự co bóp, tránh được táo bón. Trường hợp táo bón nặng có thể dùng thuốc nhuận tràng nhẹ.
Người có thai bị táo bón dễ phát sinh bệnh trĩ, vì vậy đề phòng táo bón vẫn là tốt hơn cả.
Tại sao khi có thai hay bị đái rắt? Chữa bằng cách nào?
Trong những tuần lễ đầu, dạ con to dần lên nằm chèn vào bàng quang. Trong những tuần lễ cuối, đầu thai nhi chúc xuống phía khung chậu, đè vào bàng quang, làm cho bàng quang chứa được ít nước tiểu. Vì vậy, thai phụ buồn tiểu thường xuyên nhưng không tiểu được nhiều, gọi là đái rắt. Hiện tượng đái rắt sẽ mất đi khi dạ con phát triển trên xương mu sau vài tuần lễ và sau khi đẻ, cho nên không cần phải chữa. Nhưng nếu hiện tượng đái rắt kéo dài, kèm theo đái buốt thì cần đi khám để thử nước tiểu vì có thể đó là do viêm nhiễm đường tiết niệu.
Khi có thai, màu da ở mặt, đầu vú và bụng hay bị rám nâu, có cần chữa không? Có sợ ảnh hưởng tới sắc đẹp sau này không?
Thay đổi màu da, nhất là ở mặt đã là điều băn khoăn của nhiều phụ nữ trẻ. Nhưng may mắn là nó chỉ xuất hiện trong lúc có thai và sớm mất đi sau khi sinh đẻ nên không cần phải chữa chạy gì. Màu da của chị em sẽ trở lại bình thường như trước khi có thai và có khi còn đẹp hơn nếu cơ thể được bồi dưỡng tốt. Chú ý không nên dùng mỹ phẩm chữa nám trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu vì có thể gây dị dạng cho thai.
BS TRẦN THỊ HẠNH, Sức Khỏe & Đời Sống
Thí dụ:
Có một điều kiêng kỵ Không nên cắt tóc trong thời gian mang thai. Các bà các mẹ nói rằng nếu bạn cắt tóc, bạn sẽ rút ngắn cuộc đời của đứa trẻ. Thực ra điều kiêng kỵ này có lẽ đã phát xuất từ một quan niệm xưa cổ: mái tóc dài thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Người ta cũng coi mái tóc là biểu hiện của sức khỏe.
Thực tế thì người phụ nữ có thai cần phải thật đẹp và có vẻ ngoài được chăm sóc kỹ lưỡng. Như thế thì việc ghé tiệm làm đầu chẳng hề có hại gì cả với họ. Chỉ có một điều duy nhất không thuận tiện là mùi thuốc nhuộm tóc, duỗi, hấp… có thể làm bạn khó chịu. Nếu thế, bạn cũng có thể gọi thợ đến nhà làm cho bạn một kiểu đầu xinh đẹp.
Nhưng còn vấn đề nhuộm tóc thì có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ và cân nhắc hơn. Mặc dù người ta vẫn thường khẳng định rằng thuốc nhuộm tóc tốt sẽ không gây hại gì, thế nhưng do sự thay đổi hoocmon trong cơ thể mà màu tóc có thể sẽ khác với mong muốn của bạn đó.
Một nỗi lo lắng khác: Đừng thông báo cho ai biết tin vui của bạn càng lâu càng tốt. Điều này có thể xuất phát từ việc ngày xưa trẻ sơ sinh và thai nhi tử vong khá nhiều.
Việc thông báo sớm hay trễ tùy vào quyết định của chính người mẹ. Nhưng không có lý do gì để bạn phải lo lắng như thế. Tất nhiên, dù sao bạn cũng chẳng nên loan báo ầm ỹ ngay ngày đầu có thai, mà cũng chẳng nên âm thầm giấu diềm cho đến tận khi sinh nở. .
Không được đan len, sợi hay bất cứ cái gì, nếu không trẻ sẽ bị dây rốn quấn cổ. Có lẽ điều kiêng kỵ này bắt nguồn từ nỗi lo khi người phụ nữ đan, họ thường rất chăm chú tập trung, họ quên hết mọi chuyện quan trọng khác.
Thực ra đó là một công việc hoàn toàn bình thường trong thời gian mang thai. Thậm chí nó còn có ích là giúp cho người ta thanh thản và nhẹ nhõm. Chỉ có điều khi đan lát, bạn đừng nên ngồi chết cứng trong một tư thế. Nó có thể gây hại cho em bé!
Rất nhiều bà mẹ còn tin vào “truyền thuyết” không được mua sắm gì trước cho em bé. Thực ra đây là một điềm báo từ xa xưa. Các cô gái ngày nay đã không còn tin nhiều lắm vào điều này. Có một số phụ nữ vì lo lắng nên đã giao hết việc này cho chồng, và anh ta chỉ bắt đầu mua sắm khi vợ đã vào bệnh viện. Thế nhưng đàn ông vốn không được sinh ra để cảm nhận xem cái gì nên mua và cái gì không nên. Thêm vào đó, việc mua sắm cho em bé chắc chắn sẽ làm người mẹ tương lai cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng sớm hơn.
Thậm chí tôi còn nghe các bà già xưa xưa khuyên cả về màu sắc đồ vật mua cho trẻ trước khi sinh. Thí dụ có một lần tôi nghe một bà cụ nói không nên mua đồ màu vàng cho trẻ. Vì màu vàng gắn liền với quỷ dữ. Thế nhưng chuyện này càng không có căn cứ gì. .
Người ta còn cấm cả chuyện… chụp hình: Theo tôi, người phụ nữ khi mang thai thật tuyệt vời. Và đáng tiếc chừng nào khi người ta không giữ lại hình ảnh kỷ niệm cho quãng thời gian ấy. Hãy thử nhìn những tấm hình bầu xinh đẹp của ngôi sao màn bạc Demi Moore trên những bìa báo mà xem. Sau khi cô cho công bố những tấm hình ấy lên báo chì, rất nhiều ngôi sao đã bắt chước cô một cách nhiệt tình.
Ngoài ra còn có những kiêng cữ khác như không được giơ tay cao. Điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học. Động tác giơ tay cao có thể làm tăng trương lực lên tử cung và làm rối dây rốn của bào thai. Hay kiêng cữ đi giày cao, bởi một đôi giày cao có thể làm bạn vướng và té ngã bất kỳ lúc nào. Thêm vào đó nó có thề làm bạn rất đau chân .
Vậy thì hãy chọn lựa trong những điều kiêng cữ những lời khuyên đúng để làm theo
---------------------
Ngoài ra bạn tham khảo thêm thông tin
Những phụ nữ lần đầu mang thai thường rất lúng túng do thiếu kinh nghiệm. Những câu hỏi hay được đặt ra là làm sao để biết chắc mình có thai không, khi sắp có em bé thì cần ăn uống và kiêng khem gì, có phải kiêng giao hợp không?.
Dựa vào dấu hiệu gì để tự biết là mình có thai?
Với phụ nữ có kinh đều hằng tháng (28-30 ngày), đó là dấu hiệu chậm kinh, kèm theo những cảm giác bất thường như thèm ăn của chua hoặc thích ăn những thứ mà từ trước tới giờ không thích, cương tức ở 2 vú, quầng vú thâm, nổi hạt... Khi có các triệu chứng trên, nên xem lại thời gian giao hợp xem có trùng với ngày có trứng rụng không, nếu trùng thì trước hết phải nghĩ đến có thai.
Tuy nhiên, muốn biết chắc chắn thì bạn phải đi khám, xét nghiệm nước tiểu, làm siêu âm. Cũng có trường hợp chậm kinh mà không có thai, vì kinh nguyệt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thời tiết, tâm trạng...
Khi có thai ăn uống như thế nào? Phải kiêng thứ gì?
Nói chung khi có thai phải ăn nhiều chất hơn lúc chưa có thai. Ăn cân đối các nhóm bột đường, đạm, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất. Đừng ăn các thực phẩm không tươi, kiêng bia rượu. Các nghiên cứu đã khẳng định rằng trong lúc có thai, nhất là trong những tháng đầu, việc uống rượu rất có hại cho thai. Ngoài ra, cần hạn chế các chất gia vị như ớt, hạt tiêu...
Khi mang thai có được giao hợp không?
Vẫn có thể sinh hoạt vợ chồng nhưng không nên thường xuyên như trước. Nghiên cứu cho thấy khi khoái cảm, người vợ sẽ tiết ra chất oxytoxin. Trong tinh dịch của người chồng có chất prostaglandin. Hai chất này đều làm co bóp dạ con, do đó dễ gây sảy thai và đẻ non. Vì thế, những người có tiền sử sảy thai hoặc đẻ non nên tránh giao hợp ít nhất 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Tại sao người có thai hay bị táo bón? Có nên dùng thuốc chữa táo bón không?
Khi có thai, chất nội tiết ở buồng trứng và ở rau thai (progesteron) tăng lên làm giãn cơ, giảm sự co bóp của các cơ ở ruột. Phân nằm ở ruột không được đẩy ra ngoài nên xảy ra táo bón. Khi bị táo bón, thai phụ không nên dùng thuốc mà chỉ cần uống thêm nhiều nước, ăn thêm hoa quả tươi và ăn cơm có nhiều rau. Buổi sáng nên uống một cốc nước ấm để làm cho ruột hoạt động, tăng sự co bóp, tránh được táo bón. Trường hợp táo bón nặng có thể dùng thuốc nhuận tràng nhẹ.
Người có thai bị táo bón dễ phát sinh bệnh trĩ, vì vậy đề phòng táo bón vẫn là tốt hơn cả.
Tại sao khi có thai hay bị đái rắt? Chữa bằng cách nào?
Trong những tuần lễ đầu, dạ con to dần lên nằm chèn vào bàng quang. Trong những tuần lễ cuối, đầu thai nhi chúc xuống phía khung chậu, đè vào bàng quang, làm cho bàng quang chứa được ít nước tiểu. Vì vậy, thai phụ buồn tiểu thường xuyên nhưng không tiểu được nhiều, gọi là đái rắt. Hiện tượng đái rắt sẽ mất đi khi dạ con phát triển trên xương mu sau vài tuần lễ và sau khi đẻ, cho nên không cần phải chữa. Nhưng nếu hiện tượng đái rắt kéo dài, kèm theo đái buốt thì cần đi khám để thử nước tiểu vì có thể đó là do viêm nhiễm đường tiết niệu.
Khi có thai, màu da ở mặt, đầu vú và bụng hay bị rám nâu, có cần chữa không? Có sợ ảnh hưởng tới sắc đẹp sau này không?
Thay đổi màu da, nhất là ở mặt đã là điều băn khoăn của nhiều phụ nữ trẻ. Nhưng may mắn là nó chỉ xuất hiện trong lúc có thai và sớm mất đi sau khi sinh đẻ nên không cần phải chữa chạy gì. Màu da của chị em sẽ trở lại bình thường như trước khi có thai và có khi còn đẹp hơn nếu cơ thể được bồi dưỡng tốt. Chú ý không nên dùng mỹ phẩm chữa nám trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu vì có thể gây dị dạng cho thai.
BS TRẦN THỊ HẠNH, Sức Khỏe & Đời Sống
Trong thời kỳ mang thai
dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng quyết định sức khỏe của bà mẹ và thai nhi
nên mọi người đều có ý thức ăn cho cả hai. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng tốt
là phải cân đối về chất và hợp lý về lượng. Ngoài ra, cũng cần chú ý một số
điều kiêng khem sau đây:
Không ăn thức ăn nhiều mỡ
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền gia tộc. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư sinh dục. Các nhà y học đã từng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Không ăn thức ăn nhiều đường
Ở phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đường trong máu quá cao, thận của phụ nữ mang thai sẽ làm việc quá tải, không có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virut.
Không nên ăn quá mặn
Các nghiên cứu y học cho rằng, tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hằng ngày, lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong các yếu tố nguy cơ nhiễm độc thai nghén (bao gồm phù, tăng huyết áp và albumin niệu...). Vì vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyên lượng muối ăn mỗi ngày chỉ nên khoảng 6g.
Không ăn nhiều chất chua
Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường nghén, chán ăn, buồn nôn, nhiều người thích ăn của chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức phát hiện, thời kỳ đầu thai nghén nếu cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua (axit) và các chất có vị chua khác dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai nhi, đồng thời dẫn đến đột biến gen, thai dễ dị dạng. Vì thế, phụ nữ mang thai trong 2 tuần đầu không nên ăn và uống nhiều đồ chua.
Không nên lạm dụng thuốc bổ
khi phụ nữ mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, sung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn, rất dễ tích nước và natri sinh ra phù nề, tăng huyết áp.
Mặt khác, dịch vị dạ dày của phụ nữ mang thai tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, dạ dày trướng khí táo bón. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống như thuốc bổ, nhân sâm, lộc nhung và các thuốc bổ khác càng khiến cho nội tiết mất cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, tăng huyết áp, táo bón, thậm chí còn sảy thai hoặc thai bị chết lưu.
Không ăn thực phẩm đã biến chất
Phụ nữ mang thai ăn các loại thực phẩm bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong 2 - 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc có biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết hoặc sảy thai, có khi bị quái thai, dị tật bẩm sinh như bị tim tiên thiên.
Mặt khác, trong thời kỳ thai nghén, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng của gan, thận đều rất yếu, các chất độc gây nhiễm độc cho thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Không ăn chay dài ngày
Có một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai muốn có thân hình gọn gàng, thon thả, hoặc một số người vì điều kiện kinh tế hạn chế, thường ăn chay dài ngày, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Theo các nhà y học, nếu thời kỳ mang thai không chú ý dinh dưỡng sẽ không cung cấp đủ protein cho thai nhi, số tế bào não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ sau này. Nếu lượng mỡ hấp thụ không đủ, thai không đủ trọng lượng, sức đề kháng kém. Nếu ăn chay, bản thân phụ nữ khi mang thai cũng sẽ thiếu máu, phù nề và tăng huyết áp.
Không uống đồ uống có chứa chất kích thích
Các nghiên cứu y học cho thấy, nếu phụ nữ mang thai uống rượu, cồn trong rượu sẽ vào cơ thể thai nhi qua cuống nhau thai, trực tiếp gây tác hại cho thai nhi, thai phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận bị dị dạng như: đầu nhỏ, cằm ngắn, thân ngắn (lùn), thậm chí tứ chi và tim cũng dị dạng, có trẻ ra đời trí tuệ đần độn, ngu dốt, bướng bỉnh, dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, các nhà y học khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên uống nhiều đồ uống lạnh, không nên ăn nhiều đồ ăn lạnh, đề phòng động thai và thai phụ dễ bị đau bụng đi ngoài.
(Theo Nguyễn Kim Giang - SK&ĐS)
Không ăn thức ăn nhiều mỡ
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền gia tộc. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư sinh dục. Các nhà y học đã từng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Không ăn thức ăn nhiều đường
Ở phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đường trong máu quá cao, thận của phụ nữ mang thai sẽ làm việc quá tải, không có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virut.
Không nên ăn quá mặn
Các nghiên cứu y học cho rằng, tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hằng ngày, lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong các yếu tố nguy cơ nhiễm độc thai nghén (bao gồm phù, tăng huyết áp và albumin niệu...). Vì vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyên lượng muối ăn mỗi ngày chỉ nên khoảng 6g.
Không ăn nhiều chất chua
Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường nghén, chán ăn, buồn nôn, nhiều người thích ăn của chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức phát hiện, thời kỳ đầu thai nghén nếu cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua (axit) và các chất có vị chua khác dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai nhi, đồng thời dẫn đến đột biến gen, thai dễ dị dạng. Vì thế, phụ nữ mang thai trong 2 tuần đầu không nên ăn và uống nhiều đồ chua.
Không nên lạm dụng thuốc bổ
khi phụ nữ mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, sung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn, rất dễ tích nước và natri sinh ra phù nề, tăng huyết áp.
Mặt khác, dịch vị dạ dày của phụ nữ mang thai tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, dạ dày trướng khí táo bón. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống như thuốc bổ, nhân sâm, lộc nhung và các thuốc bổ khác càng khiến cho nội tiết mất cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, tăng huyết áp, táo bón, thậm chí còn sảy thai hoặc thai bị chết lưu.
Không ăn thực phẩm đã biến chất
Phụ nữ mang thai ăn các loại thực phẩm bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong 2 - 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc có biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết hoặc sảy thai, có khi bị quái thai, dị tật bẩm sinh như bị tim tiên thiên.
Mặt khác, trong thời kỳ thai nghén, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng của gan, thận đều rất yếu, các chất độc gây nhiễm độc cho thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Không ăn chay dài ngày
Có một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai muốn có thân hình gọn gàng, thon thả, hoặc một số người vì điều kiện kinh tế hạn chế, thường ăn chay dài ngày, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Theo các nhà y học, nếu thời kỳ mang thai không chú ý dinh dưỡng sẽ không cung cấp đủ protein cho thai nhi, số tế bào não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ sau này. Nếu lượng mỡ hấp thụ không đủ, thai không đủ trọng lượng, sức đề kháng kém. Nếu ăn chay, bản thân phụ nữ khi mang thai cũng sẽ thiếu máu, phù nề và tăng huyết áp.
Không uống đồ uống có chứa chất kích thích
Các nghiên cứu y học cho thấy, nếu phụ nữ mang thai uống rượu, cồn trong rượu sẽ vào cơ thể thai nhi qua cuống nhau thai, trực tiếp gây tác hại cho thai nhi, thai phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận bị dị dạng như: đầu nhỏ, cằm ngắn, thân ngắn (lùn), thậm chí tứ chi và tim cũng dị dạng, có trẻ ra đời trí tuệ đần độn, ngu dốt, bướng bỉnh, dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, các nhà y học khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên uống nhiều đồ uống lạnh, không nên ăn nhiều đồ ăn lạnh, đề phòng động thai và thai phụ dễ bị đau bụng đi ngoài.
(Theo Nguyễn Kim Giang - SK&ĐS)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét