Chàm là bệnh ngoài da trẻ em dễ mắc phải, một trong những nguyên nhân quan trọng là khi mang thai các bà mẹ ăn quá ít dầu thực vật. Axít béo cần cho cơ thể chủ yếu có từ dầu thực vật, có rất ít trong mỡ động vật, khi thiếu loại dưỡng chất này, da trẻ em khô ráp, xù xì, tóc dễ gẫy. Với thai nhi, axít béo truyền từ mẹ sang qua cuống nhau thai. Vì thể, để con cái khoẻ mạnh, da và tóc đẹp, các bà mẹ mang thai nên ăn nhiều dầu thực vật. Đương nhiên, cũng không thể không ăn mỡ động vật.
2. Uống ít cà phê để con sinh ra không bị thấp bé
Thể hình thấp bé, ngoài nhân tố di truyền và khí hậu ra, thói quen ăn uống cũng là một nhân tố quan trọng. Ở Đức đã có một công trình nghiên cứu 1000 phụ nữ mang thai, mỗi ngày uống 3 cốc cà phê trở lên, những đứa trẻ được sinh ra trọng lượng không quá 2kg.
Nước chè, cà phê, côca là 3 loại nước uống cò hàm lượng cafein lớn, có một số loại chè hàm lượng cafein còn cao hơn cả cà phê. Vì vậy, để có được đứa con mạnh khoẻ, trong thời kỳ mang thai, bạn không nên uống hoặc uóng ít đồ uống có chứa cafein.
3. Ăn nhiều thức ăn có chứa canxi, sắt... và muối vô cơ để con sinh ra không bị còi xương
Xương trẻ phát triển cần nhiều canxi, khi mang bà mẹ thiếu canxi, đứa trẻ sinh ra sẽ bị chân yếu tay mềm, thậm chí nhũn xương, dễ bị còi xương. Sắt giúp cho thai nhi và bà mẹ mang thai tạo ra huyết sắc tố, nếu thiếu sắt trong máu, thai nhi sẽ chậm tăng cân. Nếu thiếu máu trầm trọng, có thể dẫn đến đẻ non, thai chết lưu và đứa trẻ mới sinh ra sẽ bị ngạt thở. Để khắc phục hiện tượng này, các bà mẹ mang thai cần ăn nhiều thức ăn có chứa sắt, canxi như các loại rau xanh, các loại đậu, lòng đỏ trứng gà, rong biển, bầu dục lợn, táo đỏ, rau chân vịt... Khi càn thiết, dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, có thể ăn thêm viên sắt, viên canxi, dầu gan cá.
4. Tuyệt đối không ăn khoai tây đã mọc mầm, thối rữa
Trong khoai tây có một loại độc tố, tập trung phân bố ở bộ phận mầm, độc tố này sau khi vào máu sẽ hoà tan trong máu, làm tê liệt vận động, ảnh hưởng đến trung khu hô hấp, kích thích niêm mạc dạ dày cuối cùng làm tê liệt trung khu hô hấp và gây tử vong. Nếu phụ nữ ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật tương đối cao, tích tụ lại trong cơ thể dễ sinh con quái thai. Vì những lý do trên, tốt nhất phụ nữ mang thai không ăn hoặc ăn ít khoai tây./.
Sữa cho phụ nữ mang thai
Các loại sữa luôn tốt cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng đặc biệt khi mang thai thì các chị em lại quan tâm đến sữa nhiều hơn để baby của mình được chăm sóc ngay từ những ngày đầu, và cũng là để bổ sung nguồn chất dinh dưỡng tốt từ sữa cho mẹ nữa.
Bản thân mình bình thường đã thích uống sữa tươi, đến khi biết là có bầu thì cũng nghe nhiều người khuyên là nên uống thêm sữa bầu. Lần đầu mang thai nên mình không thể nhận là có kinh nghiệm gì trong vụ nên uống sữa nào, mình chỉ mong qua bài viết này sẽ nhận được những chia sẻ của các mẹ đã từng có em bé, các chị các bạn cũng đang lần đầu mang thai như mình. Dưới đây là những thông tin mình đã tìm hiểu được về vấn đề nên uống sữa nào.
1. Sữa bầu chỉ cã ở c¸c nước ch©u ¸, kh«ng cã ở c¸c nước ch©u Mỹ.
Đây là một thực tế. Ở các nước châu Âu Mỹ, các bà mẹ mang thai chỉ uống sữa tươi, họ cũng không biết đến loại sữa gọi là sữa bầu. Mình đã vào những website của hãng sữa nổi tiếng thế giới như Abbott, Mead Johnson, Fonterra thì các trang ở các nước Âu Mỹ và NZ không hề có sữa bầu, chỉ có sữa dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em, người lớn. Chỉ các trang ở các nước khu vực châu Á thì trong danh mục sản phẩm mới có sữa bầu.
Lý do là vì sữa bầu là loại sữa rất chất, chủ yếu để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho phụ nữ có khẩu phần ăn hàng ngày bị thiếu chất. Theo khẩu phần ăn ở phương Tây thì họ đã nạp đủ các chất đó trong bữa ăn, vừa do tính chất bữa ăn, vừa do điều kiện kinh tế xã hội đã phát triển cao. Do đó nếu như bữa ăn của bạn đảm bảo được dưỡng chất cần thiết thì không chắc đã phải uống sữa bầu. Các bà mẹ ở phương Tây chỉ uống tăng lượng sữa tươi hàng ngày lên thôi, và thực tế là các bé baby Tây đều trông rất yêu và khỏe mạnh, lanh lợi.
2. Sữa bầu ở Việt Nam .
Ở VN hiện nay có khá nhiều loại sữa dành cho phu nữ mang thai, nhìn chung thì tất cả đều giống nhau về thành phần giá trị dinh dưỡng, chỉ khác ở mùi vị và có hợp khẩu vị người uống hay không, giá cả thì cũng chênh lệch nhau chút ít, các sản phẩm đều là của các hãng sữa có uy tín.
Sữa bầu có đặc điểm chung là đa phần đều khó uống và có người uống thì bị đau bụng, phải chuyển sang uống loại khác đến khi tìm được loại sữa thích hợp. Nhưng mình cũng thấy có những mẹ dễ uống thì lựa chọn uống sữa của hãng nào hay có khuyến mãi và có quà tặng để tranh thủ dùng hộp/vỏ sữa đổi quà cho con Sữa bầu cũng khá béo, có thể làm cho mẹ tăng cân lên nhanh. Tùy từng người với cơ địa khác nhau mà sự hấp thụ năng lượng và dưỡng chất từ thức ăn sẽ "béo" mẹ hay "béo" con. Có người mẹ béo lên nhanh mà con thì không hấp thụ được mấy, như vậy là không tốt lắm cho cả mẹ và con.
3. Cá nhân mình.
Mình được một lời khuyên của một cô đã có 3 đứa cháu trai nội ngoại đều rất khỏe mạnh, thông minh và xinh trai (được chụp ảnh làm lịch nhé ^^) là nên uống sữa Similac Mom, dù khó uống cũng phải nhắm mắt nhắm mũi mà uống (đúng lời cô nói thế ). Nhưng hiện tại mình vẫn chưa mua và uống mà mình đang còn băn khoăn liệu có nhất thiết phải uống không.
Hiện tại mình chọn sữa tươi thanh trùng của Mộc Châu và Ba Vì, loại chỉ uống trong vòng 1-2 ngày. Mình rất thích uống loại sữa này vì vị ngậy và thơm, dễ uống, không nhạt như các loại sữa tiệt trùng đóng hộp giấy. Hàng ngày ăn thêm 2 hộp sữa chua nữa.
Nguồn dinh dưỡng chủ yếu cần sữa cung cấp là Canxi, và canxi có nhiều trong sữa tươi và các sản phẩm từ sữa như phomat, sữa chua. Bữa ăn hàng ngày của mình cũng hay có món Tây nên hầu như các loại phomat mình ăn khá đều đặn. Trong thực đơn phương Tây thì mình hay thấy các loại thực phẩm sau: bánh mì, ngũ cốc, sữa tươi, phomat, khoai tây, hoa quả và rau xanh cùng với 1 vài loại thực phẩm có protein động vật khác. Mà mình thì vốn hay ăn bánh mì, rồi làm các món pasta, rùi giờ lại pizza (vậy là đủ carbohydrat và cheese rùi). Hoa quả và rau thì mình vốn ăn nhiều rùi. (trưa nay vừa nấu pasta với bacon, ớt chuông và ăn với parmesan, ngon tuyệt cú mèo ^^). Do đó, trước mắt lựa chọn của mình là uống sữa tươi thanh trùng.
Hỏi: Tôi năm nay 27 tuổi, có thai lần đầu tiên được 3 tháng. Tôi đã đi khám, bác sĩ bảo thai nhi phát triển bình thường và cho tôi uống viên sắt nhưng dặn phải uống kèm vitamin C. Xin hỏi vitamin C có vai trò như thế nào, và tại sao lại phải dùng kèm khi uống sắt?
Trả lời: Vitamin C là loại vitamin tan trong nước, chủ yếu có trong thực vật (trong các rau quả tươi), có ít trong động vật. Hiện nay người ta đã tổng hợp được vitamin C và được bào chế dưới dạng thuốc viên, hỗn dịch, thuốc tiêm... Vitamin C hấp thu dễ dàng qua niêm mạc ruột non, phân bố tới hầu hết các mô, đặc biệt tuyến yên, thượng thận, não. Nó không tích lũy trong cơ thể, thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hóa.
Trả lời: Vitamin C là loại vitamin tan trong nước, chủ yếu có trong thực vật (trong các rau quả tươi), có ít trong động vật. Hiện nay người ta đã tổng hợp được vitamin C và được bào chế dưới dạng thuốc viên, hỗn dịch, thuốc tiêm... Vitamin C hấp thu dễ dàng qua niêm mạc ruột non, phân bố tới hầu hết các mô, đặc biệt tuyến yên, thượng thận, não. Nó không tích lũy trong cơ thể, thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hóa.
Vitamin C có vai trò rất quan trọng với cơ thể như tham gia tạo colagen và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở cơ, da, xương, mạch máu; tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể như protid, lipid, glucid; tham gia vào quá trình tổng hợp một số chất như catecholamin, hormon vỏ thượng thận; tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể; kết hợp với vitamin A, vitamin E chống ôxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào; đặc biệt vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu sắt của cơ thể, khi chúng ta uống viên sắt (ở dạng hợp chất, có hóa trị 2) nhưng chỉ sắt hóa trị 3 mới được hấp thu ở tá tràng, do đó để hấp thu được cần có quá trình chuyển từ sắt hóa trị 2 thành sắt hóa trị 3 (quá trình này xảy ra tại ruột non), mà quá trình này muốn xảy ra bắt buộc phải có sự xúc tác của vitamin C, nên nếu thiếu vitamin C sẽ gây thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy bác sĩ mới khuyên bạn khi uống viên sắt cần uống kèm với vitamin C.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu dùng vitamin C liều cao liên tục, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn như loét dạ dày, tá tràng; viêm bàng quang, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận và bệnh goute, có thể gây ra hiện tượng ức chế ngược nếu ngừng đột ngột.
Theo BS. Bạch Đằng - Sức Khoẻ & Đời Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét