Trẻ được coi là bị táo
bón nếu dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần
(trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày
/lần)với trẻ lớn.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ:
- Do tổn thương thực thể
ở đường tiêu hóa: đó là các dị tật bẩm sinh: phình to đại tràng, bệnh suy giáp
trạng. Khi mắc các bệnh này, trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi
sinh.. . Loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong số các trường hợp táo bón.
- Do nguyên nhân cơ năng:
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, đồng thời là sai lầm trong chế độ
ăn uống như uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ
(do ăn ít rau xanh, quả chín), pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ về số lượng hàng
ngày. Trẻ bú sữa ngoài dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ. Và cũng có khi do thành
phần sữa có chất gây táo bón cho trẻ, tùy vào cơ địa của mỗi bé nên có thể bé
này dị ứng với loại sữa này nhưng bé khác thì không. Mẹ bị táo bón, con bú sữa
mẹ cũng dễ bị táo bón.
Ngoài ra, còn do nguyên
nhân khác như trẻ bị nứt hậu môn, trĩ, nên đi tiêu bị đau, gây co thắt hậu môn.
Trẻ lớn có thói quen nhịn đại tiện do sợ bẩn hoặc ngại đi đại tiện và đây cũng
là nguyên nhân gây táo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét