1. Bữa ăn cân bằng rất
quan trọng cho sức khỏe của bạn
Nếu bạn ăn quá nghèo dinh dưỡng thì sẽ không có sữa cho bé bú hoặc sữa không chứa đủ chất giúp bé phát triển. Hơn nữa nạp đủ vitamin và khoáng chất vào cơ thể giúp bạn có năng lượng để chăm sóc bé. Cố gắng ăn những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và nên kiềm chế cơn thèm với những thứ trước đây bạn thích nhưng có chứa ít hàm lượng calo. Thực đơn bữa ăn của bạn cần cân bằng các dưỡng chất, thực phẩm như tinh bột, hoa quả tươi, rau xanh và thức ăn cung cấp protein, canxi và sắt. Nhưng không có nghĩa bạn cứ ăn nhiều là tốt. Các chuyên gia gợi ý rằng, bạn nên hấp thu khoảng 500 calo/ngày. 2. Ăn kiêng sau sinh tốt nhưng phải từ từ Giảm cân đều đặn sau sinh sẽ là tổng hợp của hai hoạt động ăn uống ít béo và tập thể dục. Giảm cân đột ngột và nhanh sẽ tăng nguy hiểm cho bé bởi vì cơ thể bạn thải ra rất nhiều độc tố có trong mỡ, vào máu và gây ô nhiễm nguồn sữa của bạn. Nếu bạn giảm khoảng hơn 2 pound (908g)/tuần trong 6 tuần đầu tiên, bạn nên hấp thụ nhiều hơn mức calo cho phép. 3. Hạn chế việc ăn quá nhiều cá Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nên hạn chế ăn quá nhiều cá vì chất thủy ngân chứa trong thực phẩm này. Như vậy, bạn không nên ăn quá 340g cá/tuần. Những loại cá bạn không được ăn là cá mập, cá kiếm, cá thu, cá ngừ Califoni… bởi vì những loại cá này chứa nhiều thủy ngân có hại cho bạn và
4. Đồ uống cồn, rượu…
Tuyệt đối tránh dùng cà phê hay các thức uống khác như bia, rượu, trà… Thức uống có cồn, rượu chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú vì nó sẽ vào sữa và có thể gây độc cho bé, kích thích bé. Nguy hiểm lớn mà rượu có thể gây ra là kiềm chế khả năng tiết sữa của bạn. 5. Uống nhiều nước Khi bạn cho bé bú, cơ thể của bạn mất khá nhiều nước, mặc dù điều đó không ảnh hưởng tới sự sản sữa của bạn. Do đó, trước mỗi lần cho con bú, nên uống một cốc nước. Nên uống 8 cốc nước/ngày để quá trình khử nước diễn ra bình thường. Bạn hãy uống bất cứ khi nào bạn khát. 6. Chú ý các chất phụ gia có trong thức ăn, nước uống
Một vài chất phụ gia
có trong thực phẩm bạn ăn và uống sẽ gây cho bé sự kích thích, đầy hơi. Bạn
nên nhìn lại bữa ăn nếu bé có hiện tượng không thoải mái sau khi ăn xong,
khóc không dỗ được hoặc ngủ rất ít. Nếu trẻ dị ứng với một vài thực phẩm bạn
ăn thì da trẻ sẽ nổi mụn như phát ban, thở ngắn, phân có màu.
7. Kiểm tra mức sắt
bạn hấp thu'
Trong quá trình mang thai bạn đã hấp thụ vitamin và các khoáng chất cần thiết cho thai kỳ. Sau khi sinh, lượng vitamin và khoáng chất đó vẫn còn. Do đó, bữa ăn của bạn cần phải cân bằng để lượng sắt trong cơ thể không thiếu không thừa. Để giúp cho cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn, kết hợp thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm chứa vitamin C. Lưu ý: - Cho con bú chính là phương thức hữu hiệu để giúp bạn giảm cân nên bạn đừng có quá e ngại khi ăn nhiều chất dinh dưỡng quá. Đó chỉ là dành cho bé yêu thôi. Nhiều bà mẹ thấy trọng lượng cơ thể giảm nhanh rõ rệt mặc dù ăn nhiều hơn bình thường. - Hãy xem xét kỹ lưỡng các loại thuốc mà bạn sử dụng vì thuốc đó có thể truyền vào con bạn qua đường sữa và theo dõi xem nó có làm giảm lượng sữa trong cơ thể không. - Một chế độ ăn chay hợp lý cũng không quá ảnh hưởng gì đến các bà mẹ khi đang cho con bú. Nhưng nếu vì lý do gì đó mà bạn đang thực hiện chế độ ăn chay thì nên tìm cách cung cấp đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết. - Nếu như trẻ hay khóc hoặc đau bụng thì có lẽ trẻ rất nhạy cảm với chế độ ăn uống của bạn đấy (đặc biệt trong gia đình bạn có “tiền sử” bị dị ứng thức ăn). Thủ phạm có thể là các thực phẩm chế biến từ sữa, cà phê, thực phẩm có chứa chất axít và chất cay nóng.
Theo tapchimonngon
|
8/22/2012
Dinh dưỡng khi cho con bú
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét